Vải đay là gì? Có nên sử dụng vải đay?

Ngày nay, trên thị trường và đời sống chúng ta dễ dàng bắt gặp những sản phẩm được làm bằng vải đay. Các sản phẩm có nhiều kiểu dáng độc đáo và chất lượng cao. Sở dĩ ngày càng nhiều người sử dụng vải đay vì đây là chất liệu sợi lanh, an toàn cho sức khỏe người sử dụng, bền chắc và giá thành rẻ. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu vải đay là gì? Có nên sử dụng vải đay trong đời sống hay không? Quy trình sản xuất và ứng dụng của vải đay?

Vải đay là gì?

Vải đay là loại vải được sản xuất từ xơ của vỏ cây đay

Sợi đay thường dài khoảng 1- 4 m, đường kính 17 – 20 micromet, chất sợi mềm và sáng bóng. Sợi đay được đánh giá là một trong các loại sợi thực vật nhiều nhất trong tự nhiên, chỉ đứng sau bông về số lượng. 

Đặc tính nổi bật của sợi đay là chống tĩnh điện, có khả năng hút ẩm vừa phải và có khả năng dẫn nhiệt thấp. 

Vải đay thường được sử dụng trong sản xuất các loại túi giấy, túi nhựa,túi nhựa,

Ưu điểm – nhược điểm của vải đay

Hiện nay, vải đay được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau bởi tính hữu ích và tiện dụng. Vậy có nên sử dụng vải đay hay không, chúng ta cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của vải đay để đưa ra lựa chọn thích hợp. 

  • Thân thiện môi trường

Ưu điểm đầu tiên của vải đay là thân thiện môi trường, an toàn cho người sử dụng. Vì thành phần chính là thân cây đay, xơ nên vải đay rất an toàn cho sức khỏe người sử dụng và dễ phân huỷ trong môi trường tự nhiên. 

  • Độ bền cao và khả năng chống ẩm mốc tốt.

Được làm hoàn toàn từ từ các nguyên liệu thiên nhiên, trải qua quá trình dệt đã tạo nên những tấm vải đay có độ bền cao. Những chiếc túi vải đay có thể dùng để đựng những đồ dùng nặng mà không sợ bị đứt quai. 

Nhược điểm của vải đay

  • Được dệt từ sợi đay nên bề mặt vải có các lỗ nhỏ li ti, không phù hợp để bảo quản những vật cần sự kín đáo, tránh gió và ánh nắng trực tiếp. 
  • Chất liệu thiên nhiên nên khả năng thấm hút nước cao, chính vì thể vải đay sẽ lâu khô hơn các loại vải khác. 
  • Tuổi thọ không cao, khoảng 3 – 5 năm. 
  • Vải đay có cấu tạo mỏng nhẹ, xốp nên không chịu được vật có tải trọng quá lớn, cứng hay sắc nhọn.
  • Chất liệu thô cứng của vải đay có thể sẽ không phù hợp, gây kích ứng với một số bạn có làn da nhạy cảm hay trẻ em. Tuy nhiên nhà sản xuất thường lưu ý để xử lý vấn đề này trước khi tung sản phẩm ra thị trường.
  • Sản phẩm từ vải đay khi mới mua về thường có mùi sợi đay, nhưng chỉ sử dụng một thời gian sẽ bay hết mùi. Nếu như bạn muốn loại bỏ mùi này, chỉ cần ngâm vải vào nước mát, tránh chà xát và vắt kiệt nước vì có thể làm hỏng form của sản phẩm. 

Ứng dụng  của vải đay 

Trong ngành công nghiệp vải, sợi đay dần thay thế cho các loại sợi lanh, sợi gai. Sợi đay và dây bện có thể dệt thành rèm cửa, tấm thảm tấm trải ghế salon gỗ. Sợi đay pha trộn với một số loại sợi khác để làm nên vỏ đệm, giày, bóng đèn,…Các sợi mịn còn có thể tách ra để tạo thành lụa giả. 

Sử dụng để làm bao bì cứng, nhựa gia cố và dần thay thế cho gỗ trong bột giấy và giấy. 

Vải đay còn dùng để may túi xách, túi đựng đồ thay thế túi nilon.

Loại vải địa kỹ thuật được làm từ đay cho khả năng phân hủy sinh học, linh hoạt, có thể hấp thụ độ ẩm và thoát nước tốt nên được sử dụng trong năng chặn xói mòn, lở đất.

Quy trình sản xuất vải đay

Cây đay được trồng và phát triển nhiều ở Ấn Độ, Bangladesh và các nước Đông Nam Á. Để có được tấm vải đay, người trồng đay phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau:

Gieo hạt: thường thì mọi người sẽ gieo hạt vào cuối tháng 3 âm lịch. Hạt gieo với mật độ dày để cây mọc thẳng đứng và không phân tách nhánh. Những cây đay càng cao và càng nhỏ thì cho ra chất lượng sợi càng tốt. 

Thu hoạch: sau 2 tháng người dân sẽ thu hoạch cây đay. Cây đay sẽ được bóc tách, loại bỏ hết phần lá và ngọn. Sau đó đem phơi khô trong 10 – 15 ngày. Sau khi được phơi khô, cây đay sẽ được bẻ đôi, tác phần vỏ cây ra khỏi lõi, tẽ cây đan thành từng sợi nhỏ với mỗi sợi từ 8 – 12 sợi có chiều dài 1m trở lên. Sợi đay sau khi tách sẽ bó thành từng bó, dùng chân dẫm lên hoặc giã để tróc đi những lớp màng bọc ở bên ngoài, giúp sợi đay mềm hơn. 

Tách và nối: vỏ cây đay được tước thành từng sợi nhỏ và nối lại với nhau một cách khéo léo. Để không tạo thành các mấu ở chỗ nối thì 2 sợi đay sẽ được kết lại thật khéo léo dưới dạng bện dây. Sợi đay cần được nối dài và đều để thuận tiện cho quá trình dệt sau này. 

Bước tiếp theo là người ta sẽ mắc các sợi đay vào máy quay để xoắn chúng thành từng cuộn. Lúc này, sợi đay có thể được đem luộc trong nước tro để tăng độ trắng.

Dệt sợi: sợi đay mềm được đưa lên khung dệt. Khi dệt vải thì những nút nối sợi nằm ở mặt trên nên có thể phân biệt mặt phải, mặt trái của tấm vải. Công đoạn dệt vải đay có thể mất đến vài tháng, tốn nhiều thời gian và công sức của người dệt. 

Hoàn thành: Vải đay sau khi được dệt thành tấm, gỡ ra khỏi khung dệt sẽ được đem đi luộc nước tro thêm một lần nữa cho đến khi mềm và trắng. Tiếp theo là đem đi giặt sạch và phơi khô. Công đoạn này được làm đi làm lại rất nhiều lần để vải trắng đẹp hơn. 

Cuối cùng, những tấm vải đay sẽ được lăng bằng khúc gỗ trên một bề mặt bằng phẳng để làm mềm và khẳng tấm vải lại.

Trên đây là những thông tin về vải đay, hy vọng bài viết giúp ích cho việc tìm hiểu của bạn. Nếu thấy hay, hãy chia sẻ để mọi người cùng nắm bắt những thông tin hữu ích này nhé. 

 

2/5 - (5 bình chọn)
Chat Zalo

0903691012